Danh sách các bệnh khí hư thường gặp ở chị em


Khí hư là hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ khi bước sang giai đoạn dậy thì. Khí hư sản sinh có nhiệm vụ giữ ẩm môi trường âm đạo giúp cho quá trình quan hệ tình dục được dễ dàng, cân bằng môi trường âm đạo và ngăn cản các vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh. Do đó, khí hư chính là thước đo sức khỏe phụ khoa và sinh sản ở nữ giới, mọi bất thường liên quan đến khí hư đều cảnh báo chị em đang tiềm ẩn 1 số bệnh khí hư ở phụ nữ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Để giúp phái đẹp nhận thức rõ về bệnh khí hư ở phụ nữ cũng như cách điều trị hiệu quả, các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giúp chị em có thêm 1 số thông tin hữu ích về vấn đề này.

KHÍ HƯ BÌNH THƯỜNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng được sản sinh do sự thay đổi hormone trong cơ thể, sản sinh ra Estrogene và Progesteron thì khí hư mới xuất hiện. Khí hư ở trạng thái bình thường có màu trắng sữa, trắng đục hoặc trắng trong như lòng trắng trứng, không có mùi hôi, hơi dai, số lượng ít và không chảy ra ngoài.
Khí hư ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có sự thay đổi khác nhau về số lượng, màu sắc và tính chất. Vào thời điểm rụng trứng, phụ nữ mang thai hay khi được kích thích khí hư sẽ ra nhiều hơn bình thường.
Khí hư được gọi là không bình thường nếu rơi vào các trường hợp sau đây:
Màu sắc: Xuất hiện màu bất thường: màu xanh, vàng, nâu đen, thậm chí kèm theo máu…
Tính chất: vón cục, có mùi hôi, đặc dính, loãng…
Số lượng: ra nhiều làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

CÁC BỆNH KHÍ HƯ Ở PHỤ NỮ

các bệnh khí hư


Khí hư không bình thường là hồi chuông cảnh báo các bệnh khí hư ở phụ nữ mà các chị em cần lưu ý như sau:
Khí hư màu vàng: Khí hư có màu vàng nhạt, xanh, dạng mủ, có mùi hôi…kèm theo triệu chứng ngứa vùng kín, cảnh báo chị em có thể bị viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung do nhiễm nấm Cadida, Tricchomonas gây ra.
Khí hư đặc quánh: Có thể là dấu hiệu của viêm âm đạo kèm theo triệu ngứa râm ran âm đạo, âm hộ do nấm gây ra. Nguyên nhân do người bệnh có hệ miễn dịch kém nên dễ bị nhiễm nấm.
Khí hư có mùi và sủi bọt: Khí hư ra nhiều, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi…có thể bị viêm đạo do Tricchomonas.
Khí hư có lẫn máu: Khí hư kèm lẫn máu, xuất huyết ngoài kỳ kinh nguyệt, cảnh báo 1 bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung…

CẦN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ BỆNH KHÍ HƯ Ở PHỤ NỮ

Bệnh khí hư ở phụ nữ rất dễ gặp ở chị em khi bước sang giai đoạn dậy thì, nhất là những ai đã có quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ nhiều lần. Nguyên nhân là do âm đạo có cấu trúc mở nên rất dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh khí hư ở phụ nữ. Vậy chị em cần phải làm gì để bảo vệ vùng kín cũng như phòng tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, hãy cùng chúng tôi lưu ý đến những vấn đề sau nhé:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày: Vệ sinh vùng kín đúng cách; không thụt rửa; vệ sinh trước và sau khi quan hệ; 3-4 tiếng phải thay băng vệ sinh 1 lần; luôn để vùng kín được thông thoáng, khô ráo; không mặc đồ quẩn áo ẩm ướt để tránh các loại vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh.
Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh: và có tính sát khuẩn cao, điều này sẽ làm cho vùng kín bị mất độ PH tự nhiên trong âm đạo.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Chị em cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, sữa chua, uống nhiều nước,…có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý dể giúp cơ thể tăng sức đề kháng, khỏe mạnh ngăn chặn các vi khuẩm có hại tấn công.
Thăm khám phụ khoa định kỳ: theo các chuyên gia y tế cho biết, phái đẹp cần hình thành cho mình thói quen khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn 1 số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe của bản thân.
Bệnh khí hư ở phụ nữ là 1 trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, nếu như không có kiến thức về căn bệnh này, điều trị kịp thời chúng sẽ rất dễ tái phát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên chức làm mẹ của các chị em sau này. Do đó, khi nhận thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.